Hotline: 0903 930 126 | 0903 598 407
Đá Nung Kết Dekton Cao Cấp Thế Giới | Eurostone

Đá cát kết là gì? Nguồn gốc hình thành và phân loại 

Đá cát kết là gì? Nguồn gốc hình thành và phân loại ra sao? Nếu bạn cần tìm hiểu những thông tin liên quan tới loại đá trầm tích này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Đá cát kết là gì?

Đá cát kết là đá trầm tích, được hình thành từ các hạt bị gắn kết. Loại hạt này có thể là các mảnh vỡ vụn của các đá tồn tại trước đó hoặc là đơn tinh thể của các khoáng vật. Các chất kết dính hay còn được gọi là xi măng gắn kết sẽ đóng vai trò gắn các hạt này lại với nhau. Thành phần chính của đá cát kết là canxi, các khoáng vật silica, khoáng vật sét. 
Kích thước của các hạt cát trong đá nằm trong khoảng 0,1 mm đến 2mm. Các loại đá có kích thước hạt nhỏ được gọi là bột kết và sét kết. Những loại đá có kích thước hạt lớn hơn, bao gồm đá dăm kết và sỏi kết, chúng được gọi chung là cuội kết. 

 
Đá cát kết là đá trầm tích, được hình thành từ các hạt bị gắn kết
Đá cát kết là đá trầm tích, được hình thành từ các hạt bị gắn kết
 
Đá cát kết thông thường sẽ được hình thành qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là quá trình lắng đọng các hạt cát,  hình thành nên các lớp trầm tích ở nhiều môi trường khác nhau. Chẳng hạn như: sông, suối, hồ biển,...Sau khi lắng đọng, chúng sẽ bị nén ép bởi các lớp đất đá nằm phía bên trên. Đồng thời, nhờ các vật liệu khác (xi xăng) lắng đọng cùng lúc sẽ gắn kết các loại hạt lại với nhau tạo nên đá cát kết. 
Những loại xi măng phổ biến thường thấy trong đá cát kết gồm có: silica, cacbonat canxi. Cát kết thường phân bố ở trong vỏ Trái Đất, nằm giữa lớp đá bùm và đá vôi. Môi trường trầm tích sẽ quyết định đến đặc điểm cấu tạo của đá. Chẳng hạn như: kích thước, độ chọn lọc, cấu tạo ở mức độ vĩ mô như tính phân lớp, thành phần ở mức độ vi mô như kiến trúc,...


Báo giá đá granite tự nhiên Tự Nhiên Cao Cấp 2021

Đá Sandstone Nhập Khẩu Cao Cấp - Eurostone

2. Môi trường hình thành đá Cát kết

Môi trường hình thành nên đá cát kết chủ yếu là môi trường lục địa, môi trường biển. Cụ thể cát kết thường được chia thành các nhóm sau: 
Môi trường lục địa gồm có: 
- Sông (đê tự nhiên, doi cát)
- Nón phóng vật
- Băng tích (là các trầm tích lắng đọng do quá trình băng tan chảy)
- Hồ
- Sa mạc (cồn cát)

 
đá cát kết
Môi trường hình thành nên đá cát kết chủ yếu là môi trường lục địa, môi trường biển

Môi trường biển gồm có: 
- Cát bờ biển
- Châu thổ
- Turbidit
- Bãi triều
- Đê cát ngầm

3. Phân loại đá Cát kết

Dựa vào cấu trúc và thành phần khoáng vật, đá cát kết được chia thành các nhóm sau: 
Cát kết Acco: là loại đá có hàm lượng  fenspat trên 25%. Đá có độ chọn lọc và độ mài mòn kén hơn so với cát kết thạch anh. Những loại đá giàu fenspat thường được hình thành từ sự phong hóa cơ học hoặc phong hóa hóa học của đá biến chất và đá granit.
Cát kết thạch anh: đá có hàm lượng thạch anh lớn hơn 90%, độ chọn lọc và mài mòn tốt. Cát kết chỉ toàn thạch anh thường có nguồn gốc từ môi trường xa nguồn cung cấp thạch anh vì đây là một khoáng vật bền.

 
Cuội kết gồm các dăm kết và sỏi kết
Cuội kết gồm các dăm kết và sỏi kết
 
Cát kết lithic: được hình thành từ các mảnh vụn của đá mịn như đá biến chất hạt mịn, đá phiến sét, đá núi lửa. 
Đá xám greywacke: bao gồm các mảnh vụn đá, fenspat và thạch anh. Loại đá này thường có vỏ bọc bên ngoài  là cấu trúc hạt mịn giống sét. 
Những thông tin do Eurostone cung cấp trên hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về đá cát kết. Chúc bạn có thêm nhiều khám phá thú vị về địa chất cũng như quá trình hình thành các loại đá trong tự nhiên.

Tác giả bài viết: Đoàn Hào Hiệp

Nguồn tin: 2

LIÊN HỆ NHẬN BÁO GIÁ/LÀM ĐỐI TÁC



Mã bảo mật

  Ý kiến của bạn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây